TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN ĐẠI HỘI: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII
Lượt xem:
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp từ ngày 3 đến 6/11/1998, được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô, Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội gồm 898 đại biểu của 80 đoàn (61 LĐLĐ tỉnh, thành phố và 18 Công đoàn ngành nghề toàn quốc về dự và 1 đoàn của cơ quan TLĐ), 31 đoàn đại biểu quốc tế, đại diện Tổ chức Liên hiệp công đoàn Thế giới, đại biểu công đoàn các nước trong khu vực và các đoàn ngoại giao. Tới dự Đại hội có các đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí Trần Đức Lương, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; đồng chí Phan Văn Khải, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nông Đức Mạnh, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và nhiều đại biểu đại diện các đoàn thể quần chúng.
Đại hội đề ra mục tiêu: “V́ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, v́ việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xă hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển về số lượng và chất lượng, làm ṇng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức; ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao tŕnh độ cán bộ công đoàn; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xă hội, xây dựng luật pháp, chính sách có liên quan đến CNVCLĐ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp , chính đáng của CNVCLĐ; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố quốc pḥng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trất tự an toàn xă hội; đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên CNVCLĐ phát huy nội lực phát triển kinh tế – xă hội v́ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, văn minh, theo con đường xă hội chủ nghĩa.
Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam đề ra 6 nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, tập hợp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, vững vàng về chính trị, giác ngộ về giai cấp, thiết tha gắn bó với lư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội, có ư nghĩa kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xă hội chủ nghĩa, có tŕnh độ làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, xứng đáng là giai cấp lănh đạo cách mạng, giữ vai tṛ ṇng cốt trong khối liên minh công nhân – nông dân – trí thức và khối đại đoàn kết dân tộc.
– Phát động phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước với khẩu hiệu: “Tất cả v́ dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó là các phong trào: “Lao động giỏi với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; phong trào “Học tập nâng cao tŕnh độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; phong trào “thực hành tiết kiệm, chống lănh phí, chống tham nhũng, chống các tệ nạn xă hội” phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Ra sức xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, phấn đấu đến năm 2003 ở khu vực hành chính sự nghiệp, kinh tế Nhà nước ít nhất có 90% công nhân, viên chức, lao động vào tổ chức Công đoàn. Nâng cao chất lượng Công đoàn cơ sở vững mạnh. 100% khu vực liên doanh, đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở và 60% số cán bộ công nhân, viên chức, lao động là đoàn viên công đoàn. Khu vực kinh tế tư nhân có ít nhất 50% số đơn vị có tổ chức Công đoàn và trên 50% số công nhân, viên chức, lao động vào Công đoàn; có từ 50% số Công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh; phấn đấu đến năm 2003 có 100% số cán bộ công đoàn chủ chốt và Chủ tịch công đoàn cơ sở được qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.
– Nêu cao vai tṛ, vị trí của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động. Tập trung trí tuệ, cán bộ tham gia nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật và các chế độ về các chính sách về lao động, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo và đào tạo lại các ngành nghề và các chính sách xă hội khác; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ. Tham gia củng cố, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước nhằm làm cho các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả và phát huy vai tṛ chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tích cực cùng với Nhà nước thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, tạo điều kiện cho công nhân, viên chức, lao động t́m kiếm, mở mang các hoạt động dịch vụ, sản xuất, phát triển kinh tế gia đ́nh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo trong công nhân, viên chức, lao động và bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam đang lao động hợp tác ở nước ngoài.
– Vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vũng mạnh. Tham gia có hiệu quả trong công cuộc cải cách hành chính, chống quan liêu, lăng phí, chống tham nhũng, buôn lậu, thực hành dân chủ hóa; có kế hoạch bồi dưỡng công nhân và người lao động giỏi để giới thiệu cho Đảng.
– Mở rộng và củng cố hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường hữu nghị và hợp tác về mọi mặt, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài với mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, tích cực đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của người lao động và Công đoàn các nước v́ ḥa b́nh, độc lập dân tộc, phát triển và v́ người lao động, v́ quyền Công đoàn, v́ dân sinh, dân chủ và tiến bộ xă hội.
Với tinh thần làm việc khấn trương sôi nổi, dân chủ và trách nhiệm cao trước giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn cả nước. Đại hội đă bầu 145 đồng chí, vào Ban Chấp hành TLĐ khóa VIII. Ban Chấp hành đă bầu Đoàn Chủ tịch gồm 17 đồng chí: Cù Thị Hậu, Nguyễn An Lương, Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đ́nh Thắng, Nguyễn Ḥa B́nh, Nguyễn Văn Dũng, Trần Quang Giao, Trần Thị Hồng, Vũ Khang, Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Thị Luật, Vũ Tiến Sáu, Huỳnh Kim Sơn, Đặng Ngọc Tùng, Nguyễn Viết Vượng và Hoàng Văn Yên. Đồng chí Cù Thị Hậu, ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; đồng chí Nguyễn An Lương – Phó Chủ tịch thường trực; các đồng chí Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đ́nh Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch.
Đại hội cũng bầu ra ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam khóa VIII gồm 13 ủy viên do đồng chí Vũ Khang làm Chủ nhiệm.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 1998 – 2003 là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn giữa hai thế kỷ.
Theo congdoan.vn