TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN ĐẠI HỘI: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X

Lượt xem:

Đọc bài viết

Đại hội X Công đoàn Việt Nam diễn ra từ ngày 02-5/11/2008 tại Cung Văn hoá lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 985 đại biểu chính thức. Đại hội vinh dự được đón tiếp đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các đồng chí nguyên Tổng Bí thư và lănh đạo lăo thành của Đảng, Nhà nước; các đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng; các đồng chí lănh đạo Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể khác, cùng 20 đoàn đại biểu Công đoàn quốc tế và Công đoàn các nước, đại diện đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế và phi chính phủ có quan hệ với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tới dự. Đồng chí Tổng bí thư đă phát biểu ư kiến chỉ đạo Đại hội và đă trao tặng Đại hội bức trướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: “Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; v́ sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”.

Đại hội X Công đoàn Việt Nam là Đại hội đầu tiên của thời kỳ đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế; nước ta chính thức là thành viên WTO; là uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc; giai cấp công nhân và cán bộ, đoàn viên, công đoàn cơ sở phát triển nhanh; Ban Chấp hành TW Đảng ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Đại hội đă kiểm điểm, đánh giá toàn diện, khách quan t́nh h́nh phong trào công nhân, viên chức, lao động và kết quả hoạt động Công đoàn trong 5 năm (2003 – 2008), phân tích những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá tŕnh tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội IX CĐVN và đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ tới (2008 – 2013). Các đại biểu đă thảo luận sôi nổi, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn, thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao vị thế của Công đoàn Việt Nam trong hệ thống chính trị và trên trường quốc tế. Có 47 bản tham luận được gửi tới Đại hội, có 11 tham luận được tŕnh bày trực tiếp tại Đại hội, 268 lượt ư kiến phát biểu về 24 vấn đề tại các tổ. Nhiều nội dung tham luận đă đi thẳng vào những vấn đề bức xúc hiện nay của công nhân lao động và tổ chức Công đoàn. Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của tổ chức Công đoàn hiện nay là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ.

Tại Đại hội, các đại biểu cũng đă tập trung thảo luận, cho ư kiến, biểu quyết Điều lệ Công đoàn Việt Nam (bổ sung, sửa đổi), trong đó tập trung vào: Nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn cơ sở; Về cán bộ công đoàn; Công đoàn cơ sở trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; Công đoàn giáo dục huyện; Công đoàn cơ sở các cơ quan Trung ương.

Khẩu hiệu hành động của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới: “Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; v́ sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”8 nhóm chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ X với các chương tŕnh hành động cụ thể cũng đă được thông qua.

Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn LĐVN khoá X gồm 160 đồng chí. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành TLĐ khoá X đă bầu Đoàn Chủ tịch TLĐ gồm 21 đồng chí; Uỷ ban kiểm tra TLĐ gồm 13 đồng chí. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch TLĐ. Đồng chí Đỗ Xuân Học được bầu làm Chủ nhiệm UBKT.

Nhiệm vụ chủ yếu của Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2008 – 2013

1. Đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ. Đây là nhiệm vụ được xác định quan trọng hàng đầu.

Chủ động tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ. Trước mắt là chính sách về nhà ở, chính sách bảo đảm việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế, xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo và các thiết chế văn hoá phục vụ công nhân lao động. Phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Đại hội công nhân, viên chức, Hội nghị cán bộ, công chức, Hội nghị người lao động.

Hướng dẫn, giúp đỡ công nhân, lao động giao kết Hợp đồng lao động; đại diện tập thể người lao động đối thoại, thương lượng, kư kết và tổ chức thực hiện Thoả ước lao động tập thể với nội dung quy định có lợi hơn cho người lao động; đẩy mạnh việc kư Thoả ước lao động tập thể cấp tổng công ty, tiến tới thực hiện kư Thoả ước lao động tập thể cấp ngành nghề toàn quốc. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, pḥng ngừa tranh chấp lao động, đ́nh công tự phát tại doanh nghiệp …

2. Tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương tŕnh hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ: tập trung 5 phong trào và 1 cuộc vận động: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”,  “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Thi đua phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”, “Thi đua học tập nâng cao tŕnh độ học vấn, nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”, “Xanh – sạch – đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động”, cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”…

4. Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn và đội ngũ cán bộ Công đoàn

5. Công tác vận động nữ CNVCLĐ

6. Công tác tài chính và hoạt động kinh tế

7. Công tác đối ngoại Công đoàn

8 nhóm chỉ tiêu phấn đấu của Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ 2008 – 2013

1. Hàng năm có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức; có 90% trở lên số doanh nghiệp nhà nước tổ chức Đại hội công nhân, viên chức; trên 50% số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tổ chức Hội nghị người lao động.

2. Có 70% trở lên số công đoàn cơ sở doanh nghiệp tổ chức thương lượng với người sử dụng lao động, xây dựng, kư kết và tổ chức thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, nhất là những nơi đông công nhân, lao động. Phấn đấu xây dựng và kư kết  Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành.

3. Tham gia cùng với cơ quan quản lư nhà nước đào tạo đội ngũ công nhân để có 70% trở lên số công nhân được đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp; phấn đấu giảm số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chết người và bệnh nghề nghiệp; 65% trở lên số công nhân được tham gia bảo hiểm xă hội.

4. Giới thiệu mỗi năm ít nhất 90.000 công nhân ưu tú để cấp ủy Đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp vào Đảng.

5. Kết nạp mới ít nhất 1,5 triệu đoàn viên. Đến hết năm 2013, có 70% số doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thành lập được công đoàn cơ sở và tập hợp được từ 60% trở lên số công nhân, viên chức, lao động trong doanh nghiệp gia nhập công đoàn.

6. Phấn đấu 100% cán bộ công đoàn các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lư luận, nghiệp vụ công đoàn.

7. Phấn đấu tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành công đoàn các cấp đạt 30% trở lên. Các công đoàn cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở có từ 50% lao động nữ trở lên, nhất thiết phải có cán bộ lănh đạo chủ chốt là nữ.

8. Hàng năm có trên 80% số công đoàn cơ sở ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và 40% số công đoàn cơ sở ở khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”, trong đó có 10% đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”.

Theo congdoan.vn